NFC và mã QR là hai công nghệ phổ biến giúp truyền tải và chia sẻ thông tin. Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùy vào nhu cầu và đối tượng sử dụng.
Tìm hiểu về mã QR, NFC
Mã QR (Quick Response) là mã ma trận (hay còn gọi là mã vạch hai chiều), bao gồm các mô-đun màu đen được sắp xếp theo dạng lưới vuông trên nền trắng. Mã QR được dùng để lưu trữ và trình bày dữ liệu kỹ thuật số, bao gồm những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện, mô tả hoặc giới thiệu một sản phẩm nào đó.
Mã QR có ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số.
Một số ứng dụng nổi bật của mã QR là để thanh toán kỹ thuật số, quảng cáo, bán vé, thực đơn nhà hàng, ghi nhãn sản phẩm.... Bằng cách Quét mã QR từ camera hoặc ứng dụng đọc Mã QR trên điện thoại thông minh, các cá nhân có thể truy cập đến nội dung cụ thể, như trang web, ứng dụng hoặc cổng thanh toán mà không cần phải nhập bất kỳ URL hoặc thông tin nào khác.
NFC (Near Field Communication) là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn bắt nguồn từ công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến RFID. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị (điện thoại thông minh, loa, tai nghe… ) chỉ với tiếp xúc trực tiếp đơn giản.
Tương tác NFC bắt đầu khi hai thiết bị đến rất gần nhau.
Tương tác NFC bắt đầu khi hai thiết bị đến rất gần nhau (thường là 4cm). Apple Pay hay Google Wallet là hai ứng dụng điển hình của việc thanh toán không tiếp xúc nhờ vào công nghệ NFC. Khách hàng chỉ cần chạm thiết bị hỗ trợ NFC của mình như điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng có hỗ trợ NFC vào thiết bị đầu cuối để hoàn tất giao dịch. Ngoài ra, NFC còn được ứng dụng vào giao thông công cộng, smarthome, chăm sóc sức khỏe, chia sẻ thông tin hay bán vé…
Những khác nhau cơ bản nhất của NFC và mã QR
Mặc dù có rất nhiều điểm tương đồng như thiết kế thân thiện, dễ sử dụng, có thể mã hóa và truyền dữ liệu, được sự hỗ trợ tích cực từ điện thoại thông minh,... những công nghệ dẫn đầu xu hướng giao tiếp không tiếp xúc đang là cầu nối giữa thế giới vật lý và thế giới số như NFC hay mã QR đều có những điểm khác biệt.
So sánh mã QR, NFC.
Nên chọn NFC hay mã QR?
Việc lựa chọn giữa NFC hay mã QR phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu cụ thể, có thể xem xét trên các yếu tố:
NFC thường được ứng dụng cho các sản phẩm có giá trị cao như cổ vật, vật sưu tầm.
Có thể nói, chip NFC và mã QR đều có những thế mạnh riêng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Tùy vào mục đích, khả năng của từng cá nhân, doanh nghiệp chọn lựa cho mình công nghệ phù hợp, đáp ứng nhu cầu truyền tải thông tin và nâng cao giá trị sản phẩm.