Thị trường to lớn chờ “định danh” trong nền kinh tế số 

Chúng ta nhìn rộng, kinh tế số không chỉ có lĩnh vực ICT (công nghệ thông tin và truyền thông), mà còn bao hàm tất cả các lĩnh vực có sử dụng nền tảng công nghệ số. Như vậy các lĩnh vực, ngành nghề được quan tâm đầu tư và phát triển như thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, y tế và nông nghiệp… đã góp phần tạo nên nền kinh tế số. Tuy nhiên ở một lĩnh vực khác đó là các ngành liên quan đến sản xuất, các sản phẩm văn hóa, văn hóa phi vật thể… là lĩnh vực khai phá kinh tế số nếu ứng dụng công nghệ AI, blockchain và định danh số. Lĩnh vực này có thể tạo ra nhiều đột phá nếu ứng dụng công nghệ đúng cách, sẽ góp phần vào việc chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả kinh tế.

dinh danh so.png

Hiện nay việc thu phí và khai thác tài sản trí tuệ (Intellectual Property - IP) đã trở nên rất phổ biến trong các lĩnh vực hình thành trong kỉ nguyên số (digitalized) như hình ảnh, phim ảnh, âm nhạc… Bản quyền nhạc phải được mua để sử dụng trong video clip hay trình diễn kiếm tiền; bản quyền hình ảnh nhân vật trong các bộ phim hay hoạt hình phải được mua để sản xuất các món đồ chơi vật lý. Như vậy các hình ảnh di tích, đồ vật di sản được làm thành đồ lưu niệm cũng có thể khai thác dưới góc độ kinh tế số, hơn nữa những sản phẩm văn hóa không chỉ là hiện vật mà còn là tài sản sở hữu trí tuệ quý giá cần được bảo vệ, đặc biệt là ở một đất nước có nền văn hóa lâu đời và “giàu có” như Việt Nam. Nếu không ứng dụng công nghệ, không khai thác cho kinh tế số, chúng ta để ngỏ một mô hình kinh tế mới. Thực tế, nhu cầu của khách du lịch về việc sở hữu những món đồ phiên bản (replica) được chứng thực bởi đơn vị sở hữu của sản phẩm gốc (F0) cực kỳ lớn, cho dù giá của những đồ phiên bản đó (F1, F2) có thể cao hơn rất nhiều so với những món đồ lưu niệm ko có chứng thực tràn lan trên thị trường, đặc biệt là với những địa danh hoặc sản phẩm có giá trị văn hoá, lịch sử, nghệ thuật to lớn.

Như vậy, việc định danh độc bản cho các địa danh (di tích) cùng các tài sản (di sản) gốc giúp khai mở một thị trường mới cho phép kinh doanh các phiên bản được chứng thực bởi tài sản gốc. Đơn cử, mỗi phiên bản đồ lưu niệm sẽ được chứng thực từ tác phẩm gốc (F1) và trả một khoản phí bản quyền (IP) cho nghệ nhân, phiên bản đồ lưu niệm có chứng thực (F1) sẽ được giao dịch với giá cao hơn so với các đồ ko có nguồn gốc. Xa hơn thế, nếu những phiên bản này còn được kết nối với thế giới số, từ đó cho phép ghi lại những câu chuyện từ chính người liên quan trực tiếp thì giá trị của phiên bản sẽ còn tăng cao nhiều lần, từ đó góp phần gia tăng giá trị nền kinh tế số. Và hiện nay tại Việt Nam, Phygital Labs với công nghệ Nomion đang trong hành trình khai thác kinh tế số theo hướng này. 

L1001290.jpg

Phygital Labs với công nghệ Nomion đang trong hành trình khai thác kinh tế số.

Nhìn xa hơn có thể thấy, trong dự án "The British Museum và Google Arts & Culture" của Bảo tàng Anh và Google, các bản sao kỹ thuật số chất lượng cao của các hiện vật và tác phẩm nghệ thuật đã được tạo ra, mở ra cơ hội cho việc phân phối và trưng bày số. Bảo tàng Anh cũng đã thực hiện chương trình cấp phép (License) trong việc sử dụng hình ảnh và thông tin về các hiện vật cho các đối tác thương mại, đồng thời bán quyền truy cập vào các nội dung đặc biệt, phiên bản in của các tác phẩm nghệ thuật, và các sản phẩm lưu niệm dựa trên các hiện vật của bảo tàng, không chỉ giới hạn trong cửa hàng tại bảo tàng mà còn có thể mở rộng trên các nền tảng thương mại điện tử. Dự án này không chỉ giúp Bảo tàng Anh mở rộng tầm ảnh hưởng và tiếp cận của mình, mà còn tạo ra một mô hình kinh tế mới, nơi giá trị của di sản văn hóa được chuyển hóa thành sản phẩm kỹ thuật số có giá trị kinh tế.

Và như vậy trong bối cảnh nhiều tiềm năng như Việt Nam, mô hình giao thoa giữa vật lý và số, hay còn gọi là vật lý số hoàn toàn có thể được ứng dụng, mở ra một cơ hội to lớn trong nền kinh tế số mà lâu nay chưa được khai thác đúng giá trị. 

Trở lại với Phygital Labs, thời gian qua Phygital Labs đã cho thấy mô hình kinh tế do vật lý số được khai thác trong nhiều lĩnh vực khác như Bán lẻ, OCOP, thời trang...  Trong đó, thương hiệu cà phê đặc sản Le J’, trực thuộc The Le's Brothers Coffee Corporation, trước khi được định danh, giá mỗi túi cà phê đặc sản là 800.000đ/gói/200g… nhưng sau khi ứng dụng công nghệ định danh, câu chuyện độc đáo về nông trại có diện tích trên 10ha canh tác cà-phê với các giống Catimor, TH1, THA1, Yellow Catuai cho thị trường trong nước và Quốc tế với tiêu chuẩn đặc biệt nhanh chóng được lan tỏa trên toàn cầu. Ngay sau đó, giá trị sản phẩm của thương hiệu cà phê Le J’ đã tăng lên và được bán ra với giá 1.200.000đ/gói/200g. Hay với việc tạo nên tính độc bản cho bộ sưu tập áo Sweater Starlight của thương hiệu thời trang kỹ thuật số Ortho, 300 chiếc áo Starlight phiên bản giới hạn đã bán hết trong vòng 24 tiếng với giá bán $660/chiếc. Đây chỉ là những điểm bắt đầu, tiềm năng của vật lý số trong nền kinh tế còn to lớn hơn.

Screenshot 2024-03-18 at 18.07.28.png

300 chiếc áo Starlight phiên bản giới hạn của thời trang Ortho đã bán hết trong vòng 24 tiếng với giá bán $660/chiếc sau khi được định danh số.

Theo báo cáo của Google, tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp, vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy vậy, theo báo cáo “State of Phygital 2022” của Leta Capital, dù phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua nhưng nền kinh tế kỹ thuật số vẫn chiếm chưa đến 6% tổng nền kinh tế toàn cầu, phần lớn thị phần còn lại vẫn thuộc về thế giới vật lý. “Ước tính với sự đóng góp của phygital trong vòng 15 đến 25 năm tới, kinh tế kỹ thuật số sẽ đóng góp 50% GDP toàn cầu với quy mô từ 100 đến 200 nghìn tỷ USD”. Tiếp đó, báo cáo “State of Phygital 2023” dự báo rằng, Apple sẽ bán được 400.000 thiết bị thực tế ảo tăng cường (AR - công nghệ tạo ra những hình ảnh kỹ thuật số có khả năng hiển thị trong thế giới thực) Apple Vision Pro vào năm 2024 - một nền tảng bảo chứng cho làn sóng Vật lý số phát triển mạnh mẽ.

Như vậy kinh tế số ở Việt Nam đầy cơ hội nhưng muốn đi chung với sự phát triển của thể giới, Việt Nam cần có tiêu chuẩn chung cho các quy cách về chuyển đổi số cho nhóm các sản phẩm vật lý có giá trị, cả vật chất lẫn văn hóa. Hay nói cách khác, những cơ chế pháp lý liên quan đến những công nghệ mới như blockchain, vật lý số nên được khuyến khích thử nghiệm và phát triển. “Tôi rất mong Việt Nam sẽ sớm có các hướng dẫn và định nghĩa cụ thể về tài sản số, phân biệt rõ ràng với tài sản ảo; từ đó cung cấp cho người dân, cộng đồng những góc nhìn rõ ràng về công nghệ mới nói chung và vật lý số nói riêng để có thể đón đầu được làn sóng công nghệ mới này cũng như để nền kinh tế số có thêm một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng”, ông Huy Nguyễn, Nhà sáng lập và CEO công ty Phygital Labs chia sẻ. 

Bài viết liên quan